CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ
HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA (COVID-19) TẠI NƠI LÀM VIỆC, KÝ TÚC XÁ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ban hành kèm theo Công văn số 1133/BYT-MT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế
Tháng 3 năm 2020
MỤC LỤC
Phần A: Thông tin chung về bệnh COVID-19 | |
1. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) | |
2. Đường lây truyền, thời gian ủ bệnh | |
3. Triệu chứng biểu hiện bệnh | |
4. Tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam | |
5. Các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao. | |
Phần B: Hướng dẫn phòng chống lây nhiễm tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động | |
I. Phạm vi và đối tượng áp dụng. | |
II. Trách nhiệm của người lao động | |
1. Trước khi đến nơi làm việc | |
2. Tại nơi làm việc | |
3. Khi kết thúc ca làm việc | |
4. Thực hiện việc tuyên truyền | |
5. Tham gia tích cực các hoạt động phòng chống dịch tại nơi làm việc. | |
III. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý ký túc xá cho người lao động. | |
IV. Công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động. | |
V. Trách nhiệm của người làm công tác y tế tại cơ sở lao động | |
VI. Xử trí khi có trường hợp sốt hoặc ho và khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động. | |
Phụ lục 1: Những việc người lao động cần làm để phòng tránh mắc bệnh COVID-19 | |
Phụ lục 2: Những việc người sử dụng lao động cần làm để phòng chống bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động. | |
Phụ lục 3: Những việc người làm công tác y tế tại cơ sở lao động cần làm để phòng chống bệnh COVID-19 tại nơi làm việc | |
Phụ lục 4: Những việc cần làm khi có trường hợp bị sốt hoặc ho, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động. | |
Phụ lục 5: Những việc cần làm khi thực hiện vệ sinh môi trường khử khuẩn để phòng chống bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động. | |
Phụ lục 6: Thông tin hỗ trợ | |
Tài liệu tham khảo | |
PHẦN A
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH COVID-19
1. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Phòng bệnh chủ yếu dựa vào biện pháp vệ sinh cá nhân, phát hiện và cách ly sớm, giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh nghi ngờ, phòng chống lây truyền tại cộng đồng và vệ sinh môi trường.
2. Đường lây truyền, thời gian ủ bệnh
– Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
– Thời gian ủ bệnh trong vòng 14 ngày. Người mang vi rút nCoV có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh.
– Khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như nhà ga, bến tàu xe, sân bay, lễ hội, trên phương tiện giao thông công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch,… sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan.
3. Triệu chứng biểu hiện bệnh
– Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi, viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
– Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.
– Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh là trường hợp có ít nhất một trong các triệu chứng như: sốt hoặc ho hoặc khó thở hoặc viêm phổi và có một trong các yếu tố dịch tễ sau: đến Việt Nam từ các quốc gia đang có dịch bệnh trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; có tiền sử đến/ở/về từ ổ dịch đang hoạt động trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.
– Trường hợp bệnh xác định là trường hợp bệnh nghi ngờ có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút nCoV.
4. Tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam
– Bệnh COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc từ 26/12/2019 sau đó lây lan ra các nước trên thế giới. Số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và dịch diễn biến rất phức tạp.
– Hiện nay dịch đang có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và vẫn là nguy cơ đối với người lao động tại cơ sở lao động và các khu công nghiệp, đặc biệt tại các cơ sở lao động sản xuất có người nước ngoài đến từ quốc gia có dịch.
5. Các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao
– Bao gồm nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch, xét nghiệm, điều trị hoặc ứng phó với các trường hợp khẩn cấp y tế liên quan đến những người bị nhiễm vi-rút.
– Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc cao nơi công cộng: nhân viên hàng không; thuyền viên, nhân viên đường sắt; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phục vụ mục đích công cộng (người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và sử dụng ứng dụng kết nối); người lao động làm việc tại các khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng), nhân viên môi trường đô thị, v.v…
– Cán bộ, nhân viên các lực lượng làm việc tại khu vực cửa khẩu (Hải quan, kiểm hóa, biên phòng; an ninh hàng không, kỹ thuật mặt đất; cảng vụ, hoa tiêu, đại lý hàng hải; kiểm dịch y tế biên giới, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật; đơn vị y tế tại cửa khẩu).
PHẦN B
HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM
TẠI NƠI LÀM VIỆC VÀ KÝ TÚC XÁ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA HƯỚNG DẪN
1. Phạm vi
– Nơi làm việc bao gồm cơ sở lao động, văn phòng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi làm việc, khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng).
– Ký túc xá hoặc nơi lưu trú tập trung cho người lao động sau đây gọi là ký túc xá.
2. Đối tượng
– Người lao động, người sử dụng lao động và ban quản lý ký túc xá.
– Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.
– Hướng dẫn này không áp dụng cho các cơ sở y tế, cơ sở khám, chữa bệnh. Đối với nhân viên y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 về việc ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Conona 2019 (COVID-19) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Trước khi đến nơi làm việc
1.1. Hướng dẫn chung khi ở nhà/ký túc xá cho người lao động
– Tự theo dõi sức khỏe nếu có sốt hoặc ho, đau họng, khó thở thì chủ động ở nhà, theo dõi sức khỏe và thông báo cho đơn vị quản lý/ban quản lý ký túc xá của người lao động.
– Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan y tế.
– Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế (rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi…), thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng; Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.
– Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc như nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng trong quá trình làm việc; quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)…
1.2. Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19
– Tham khảo thông tin về tình hình dịch trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế http://www.moh.gov.vn để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.
– Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
– Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ người làm công tác y tế/cơ quan y tế địa phương.
– Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác.
1.3. Lưu ý khi thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, ký túc xá theo hướng dẫn của cơ quan y tế
– Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú, ký túc xá đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp tại gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2 mét.
– Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.
– Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang đúng quy định, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng.
– Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
– Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
– Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú, ký túc xá.
– Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
– Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá.
– Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, ưu tiên sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng, đặc biệt các bề mặt thường xuyên tiếp xúc và phòng vệ sinh. Hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
- Tại nơi làm việc
2.1. Các khuyến cáo chung cho người lao động
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng. Rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng.
– Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.
– Giữ ấm cơ thể, duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…
– Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hàng hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và phải báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để được tư vấn và điều trị kịp thời.
– Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
2.2. Đối với người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao
Ngoài các khuyến cáo chung ở trên, người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao cần lưu ý:
– Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người dân cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây, dùng giấy lau tay sử dụng một lần để làm khô tay; hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn.
– Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
– Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2 m (nếu có thể).
– Không mua bán, tiếp xúc, chuyên chở các loại động vật hoang dã.
– Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.
2.3. Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19
Ngoài các khuyến cáo ở trên, người lao động động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cần lưu ý:
– Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.
– Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi.
– Trong khi đi công tác, nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Khi kết thúc ca làm việc
3.1. Đảm bảo vệ sinh phòng chống lây nhiễm
– Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay bằng xà phòng.
– Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà/ký túc xá. Để quần áo, vật dụng (đối với khẩu trang, găng tay sử dụng nhiều lần) đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.
3.2. Sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19
– Người lao động tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 02 lần một ngày.
– Nếu bị sốt hoặc ho, đau họng, khó thở người lao động phải thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn và cách ly chặt chẽ tại cơ sở y tế. Trong thời gian trước khi được cách ly, cần đeo khẩu trang y tế và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác. Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.
- Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng.
- Tham gia tích cực các hoạt động vệ sinh môi trường, các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, BAN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá bao gồm người sử dụng lao động, đại diện các phòng ban, bộ phận y tế, nhân sự, công đoàn, an toàn vệ sinh lao động,… Trong đó bộ phận y tế là thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tại nơi làm việc,…
- Thiết lập đường dây nóng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095.
- Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm những nội dung cần triển khai cho công tác phòng chống dịch tại nơi làm việc, ký túc xá người chịu trách nhiệm thực hiện, người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kinh phí đảm bảo thực hiện. Trong kế hoạch cần lưu ý có phương án xử trí và bố trí phòng riêng tại bộ phận y tế hoặc gần khu vực cổng ra vào để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở trong quá trình làm việc hoặc khi đang ở ký túc xá. Sắp xếp nhân lực, kinh phí phù hợp để thực hiện kế hoạch.
Có kế hoạch bố trí khu cách ly tập trung tại khu vực làm việc hoặc tại ký túc xá của người lao động theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi được yêu cầu.
- Hạn chế người không có phận sự vào khu vực làm việc/ký túc xá.
- Nếu có thể, bố trí nhân lực tại cổng ra vào vào đầu ca làm việc để đo thân nhiệt nhanh cho người lao động và thực hiện khử khuẩn. Đặt thảm chùi chân có tẩm dung dịch khử khuẩn với nồng độ Clo hoạt tính 0,05% tại cổng ra vào.
- Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các hoạt động tập trung đông người trừ trường hợp thực sự cần thiết và để phục vụ phòng, chống dịch. Có cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt (nếu được). Khuyến khích người lao động trao đổi, làm việc trực tuyến qua điện thoại, E_mail,…
- Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng cho người lao động và khách hàng (nếu có). Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy. Đảm bảo có đủ các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn nơi làm việc, khu ký túc xá.
- Các cơ sở lao động có bộ phận tiếp tân, hàng không, hải quan, ngân hàng, ngành dịch vụ,… tiếp xúc với nhiều người cần cân nhắc lắp đặt hệ thống kính ngăn; cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang, găng tay đúng cách cho người lao động; cung cấp các dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc/khu dịch vụ/phương tiện vận chuyển/ký túc xá cho người lao động. Tăng cường thông khí nơi làm việc bằng cách tăng thông gió, hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, hoặc sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm tại nơi làm việc/khu dịch vụ/ký túc xá của người lao động. Bố trí giờ nghỉ giải lao/ăn trưa lệch giờ. Tránh tập trung đông người ở căng tin trong một khung giờ, tránh ngồi đối diện nhau. Ăn xong rời khỏi căng tin ngay, tránh tiếp xúc không cần thiết.
- Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thực phẩm, cung cấp suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn…) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Khi có trường hợp người lao động/khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì thực hiện theo hướng dẫn tại mục VI và Phụ lục 4.
- Tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động về việc thực hiện khuyến cáo này và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Tổ chức thông tin truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động và khách hàng (nếu có). Treo, dán các áp phích, thông báo hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực công cộng người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo.
- Đảm bảo điều kiện và tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Hướng dẫn này.
- VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, KHỬ KHUẨN TẠI NƠI LÀM VIỆC, KÝ TÚC XÁ
- Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
- Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc
2.1. Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc.
Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung…: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
2.2. Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
2.3. Chất thải phải được thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày.
- Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại ký túc xá
3.1. Tổ chức khử khuẩn tại phòng ở và các khu vực của ký túc xá (bao gồm cả khu bán hàng/căng tin, nơi tập thể dục) cho người lao động như sau:
– Đối với nền nhà, bàn ghế, các đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy: khử khuẩn ít nhất 01 – 02 lần/ngày.
– Đối với khu vực rửa tay, nhà vệ sinh: Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
3.2. Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực trong ký túc xá cho người lao động bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
3.3. Xử lý chất thải: Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.
- Khử khuẩn phương tiện giao thông vận tải công cộng và phương tiện chuyên chở người lao động
– Thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa trong xe và các vị trí không đảm bảo vệ sinh, có tiếp xúc với người trên phương tiện giao thông đường bộ, tàu hoả, tàu thuyền bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.
– Khử khuẩn tàu bay thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, quy định của hãng hàng không hoặc Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO.
- TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG
- Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095 để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng chống dịch.
- Đề xuất người sử dụng lao động thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở lao động.
- Tham mưu cho người sử dụng lao động xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm các nội dung nhân lực, kinh phí để thực hiện kế hoạch; phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc.
- Tham mưu cho người sử dụng lao động để ra thông báo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thực phẩm, cung cấp suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn…) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch cho người lao động và khách hàng (nếu có).
- Đề xuất người sử dụng lao động bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn,… cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu riêng để xử trí khi có trường hợp có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở.
- Phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban để theo dõi sức khỏe người lao động, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở. Tiến hành lập danh sách và theo dõi sức khỏe của các trường hợp tiếp xúc gần với người bị sốt hoặc ho, khó thở.
- Khi phát hiện người lao động có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở tại nơi làm việc thì thực hiện xử trí theo quy định tại mục VI phụ lục 4.
- Hằng ngày phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, bộ phận an toàn vệ sinh lao động, công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các tổ, phân xưởng, phòng, ban, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, các đơn vị đối tác (người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ,…) thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch.
Kiểm tra, báo cáo người sử dụng lao động để bổ sung kịp thời vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế theo quy định tại bộ phận y tế.
- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng cho người sử dụng lao động/Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
- XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP BỊ SỐT HOẶC HO VÀ KHÓ THỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC, KÝ TÚC XÁ
Trường hợp phát hiện người lao động có sốt hoặc ho, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá thực hiện theo các bước sau:
- Thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá và người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.
- Cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách.
- Tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét (nếu có thể)
- Đưa đến khu vực riêng đã được bố trí tại cơ sở lao động, ký túc xá.
Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc: Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá (nếu có thể). Phòng phải đảm bảo: thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.
- Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến cơ sở y tế khám và điều trị.
- Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển.
- Lập danh sách và theo dõi tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc gần.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động đó.
- Thực hiện khử khuẩn ngay tại vị trí làm việc, nơi cách ly tạm thời, nơi ở tại ký túc xá của người lao động đó, đặc biệt các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vực vệ sinh.
- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để thực hiện khử khuẩn nơi làm việc, ký túc xá theo đúng quy định khi có thông báo và cung cấp thông tin về những người tiếp xúc gần./.
PHỤ LỤC 1
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LÀM
ĐỂ PHÒNG TRÁNH MẮC BỆNH COVID-19
TT | VIỆC CẦN LÀM | Đánh dấu (X) đã làm |
I | Trước khi đến nơi làm việc | |
1 | Tự kiểm tra thân nhiệt, theo dõi sức khỏe bản thân. | |
2 | Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân. | |
Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn. | ||
Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng | ||
Ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng | ||
Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã | ||
3 | Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc | |
Nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); | ||
Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch có chứa cồn (ít nhất 60% cồn) | ||
Quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)… | ||
4 | Có trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế không?
Nếu có thì nghỉ ở nhà. |
|
II | Tại nơi làm việc | |
5 | Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân | |
Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn. | ||
Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay. | ||
Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng. | ||
Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. | ||
Không khạc, nhổ tại nơi làm việc. | ||
6 | Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe. | |
Tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể. | ||
Ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. | ||
Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,… | ||
7 | Báo cáo với người quản lý/cán bộ y tế thực hiện xử trí theo quy định đối với trường hợp có sốt hoặc ho, khó thở tại nơi làm việc | |
8 | Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc. | |
9 | Người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao | |
Đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. | ||
Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. | ||
Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2m. | ||
Mặc quần áo phòng hộ trong trường hợp phải tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm bệnh (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay). | ||
Sử dụng phương tiện liên lạc từ xa giảm tiếp xúc trực tiếp. | ||
10 | Người lao động đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 | |
Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác | ||
Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. | ||
Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi. | ||
Khi có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở trong khi đi công tác | ||
– Đeo khẩu trang. | ||
– Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người xung quanh. | ||
– Thông báo với người quản lý và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. | ||
III | Kết thúc công việc | |
11 | Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay bằng xà phòng | |
12 | Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà/ký túc xá/nơi lưu trú. | |
13 | Để quần áo, vật dụng (đối với khẩu trang, găng tay sử dụng nhiều lần) đã sử dụng trong túi kín | |
14 | Giặt sạch quần áo, vật dụng sau mỗi ca làm việc. | |
15 | Trường hợp đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 | |
– | Tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ hai lần một ngày. | |
– | Nếu xuất hiện sốt hoặc ho, khó thở: | |
+ Thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn và cách ly theo quy định | ||
+ Đeo khẩu trang. | ||
+ Hạn chế tối đa tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác | ||
+ Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết. |
PHỤ LỤC 2.
NHỮNG VIỆC NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CẦN LÀM
ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
TT | VIỆC CẦN LÀM | Đánh dấu (X) đã làm |
1 | Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở lao động. | |
2 | Thiết lập đường dây nóng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/ Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095. | |
3 | Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc. | |
4 | Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh COVID-19 | |
5 | Rà soát và kiểm tra các vật tư, hậu cần phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay (chứa ít nhất 60% cồn), vệ sinh môi trường (Chloramine B,…), thùng đựng rác thải,… | |
5 | Phương án xử trí và bố trí phòng riêng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở trong quá trình làm việc. | |
6 | Hạn chế người không có phận sự vào khu vực làm việc/ký túc xá cho người lao động. | |
7 | Bố trí nhân lực tại cổng ra vào vào đầu ca làm việc để đo thân nhiệt nhanh cho người lao động và thực hiện khử khuẩn (nếu có thể). | |
8 | Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các hoạt động tập trung đông người trừ trường hợp thực sự cần thiết và để phục vụ phòng, chống dịch | |
9 | Tổ chức, bố trí lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt, làm việc từ xa qua điện thoại, internet,…tránh tập trung đông người. | |
10 | Rà soát khu vực rửa tay, nhà vệ sinh | |
– Đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng cho người lao động và khách hàng (nếu có). | ||
– Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy | ||
– Đảm bảo có đủ các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn | ||
11 | Tại nơi làm việc phải tiếp xúc với nhiều người | |
– Cân nhắc lắp đặt hệ thống kính ngăn. | ||
– Cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang, găng tay đúng cách | ||
– Cung cấp các dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch. | ||
12 | Vệ sinh môi trường, khử khuẩn hằng ngày (Bảng kiểm tại Phụ lục 5). | |
13 | Tăng cường thông gió, hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, hoặc sử dụng quạt hạn chế sử dụng điều hòa. | |
14 | Đảm bảo an toàn thực phẩm, bố trí giờ ăn trưa và giải lao hạn chế tập trung đông người. | |
15 | Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thực phẩm, cung cấp suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn…) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19. | |
16 | Tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động về phòng chống dịch bệnh COVID-19 | |
17 | Tổ chức thông tin truyền thông, treo, dán các áp phích, phân phát các tờ rơi về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động | |
18 | Trường hợp có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở tại nơi làm việc: Xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục 4. | |
19 | Rà soát các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện phòng chống dịch hằng tuần tại cơ sở lao động. |
PHỤ LỤC 3.
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ
TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG CẦN LÀM ĐỂ PHÒNG CHỐNG
BỆNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
TT | VIỆC CẦN LÀM | Đánh dấu (X) đã làm |
1 | Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095 để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng chống dịch. | |
2 | Đề xuất người sử dụng lao động thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở lao động. | |
3 | Tham mưu cho người sử dụng lao động xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh COVID-19 | |
4 | Tham mưu cho người sử dụng lao động để ra thông báo, hướng dẫn đối với các đơn vị đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ. | |
5 | Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch cho người lao động và khách hàng (nếu có) | |
6 | Đề xuất người sử dụng lao động bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn,… cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu riêng để xử trí khi có trường hợp có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở. | |
7 | Hằng ngày phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, bộ phận an toàn vệ sinh lao động, công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các tổ, phân xưởng, phòng, ban, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, các đơn vị đối tác (người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ,…) thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch. | |
8 | Kiểm tra, báo cáo người sử dụng lao động để bổ sung kịp thời vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế theo quy định tại bộ phận y tế. | |
9 | Phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban để theo dõi sức khỏe người lao động. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở theo hướng dẫn tại Mục VI và Phụ lục 4. | |
10 | Thường xuyên cập nhật, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng. |
PHỤ LỤC 4.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI CÓ TRƯỜNG HỢP BỊ
SỐT HOẶC HO, KHÓ THỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC, KÝ TÚC XÁ
TT | VIỆC CẦN LÀM | Đánh dấu (X) đã làm |
1 | Thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá và người làm công tác y tế tại cơ sở lao động. | |
2 | Cung cấp khẩu trang cho người lao động và hướng dẫn đeo đúng cách. | |
3 | Tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét (nếu có thể) | |
4 | Đưa đến khu vực riêng đã được bố trí tại cơ sở lao động, ký túc xá. | |
5 | Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến cơ sở y tế khám và điều trị. | |
6 | Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển. | |
7 | Lập danh sách và theo dõi tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc gần. | |
8 | Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động đó. | |
9 | Thực hiện khử khuẩn ngay tại vị trí làm việc, nơi cách ly tạm thời, nơi ở tại ký túc xá của người lao động đó, đặc biệt các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vực vệ sinh. | |
10 | Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để thực hiện khử khuẩn nơi làm việc, ký túc xá theo đúng quy định khi có thông báo và cung cấp thông tin về những người tiếp xúc gần. | |
* Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc
– Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá (nếu có thể). – Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng. |
PHỤ LỤC 5.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THỰC HIỆN VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG KHỬ KHUẨN TẠI NƠI LÀM VIỆC VÀ KÝ TÚC XÁ
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19
TT | VIỆC CẦN LÀM | Đánh dấu (X) đã làm |
I | Vệ sinh khử khuẩn tại nơi làm việc | |
1 | Công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc. Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày. | |
2 | Vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày | |
3 | Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa. | |
4 | Thu gom chất thải và đưa đi xử lý hàng ngày. | |
II | Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại ký túc xá | |
5 | Đối với nền nhà, bàn ghế, các đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày | |
6 | Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy: khử khuẩn ít nhất 01 – 02 lần/ngày. | |
7 | Đối với khu vực rửa tay, nhà vệ sinh: Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày. | |
8 | Tăng cường thông khí tại các phòng trong ký túc xá cho người lao động bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. | |
9 | Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày |
Ghi chú: Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn; ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
PHỤ LỤC 6:
THÔNG TIN HỖ TRỢ
- Tuyến tỉnh, thành phố
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng/Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc
Thông qua đường dây nóng của Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tuyến trung ương: Đường dây nóng 1900 3228, 1900 9095
2.1. Cục Quản lý môi trường y tế
Số điện thoại: 024 3227 2855; Số Fax: 024 3227 2858.
Web-site: www.vihema.gov.vn
Email: baocaoytld@gmail.com
2.2. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
57 Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3821 3491, Fax: +84438212894
Email: nioeh@nioeh.org.vn
2.3. Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ:159 Hưng phú, Phường 8, Quận 8, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 38559503, Fax: 028 38563164
Email: vienytcc@iph.org.vn
2.4. Viện Pasteur Nha Trang
Địa chỉ: 06-08-10 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: (0258) 3 822 406, Fax: (0258) 3 824 058
Email: info@ipn.org.vn
2.5. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Địa chỉ: 34 Phạm Hùng, phường Tân An, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Điện thoại: (0262)3 663 979 Fax: (0262)3 852 423
E-mail: info@tihe.org.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
– Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hắp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
– Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19.
– Quyết định 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới.
– Quyết định 237/QĐ-BYT ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.
– Quyết định 343/QĐ-BYT ngày 07/2/2020 của Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời giám sát phòng và chống dịch COVID 19.
– Quyết định 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).
– Quyết định 345/QĐ -BYT ngày 07/2/2020 của Bộ Y tế Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống dịch COVID 19.
– Quyết định 468/QĐ -BYT ngày 19/2/2020 của Bộ Y tế Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm bệnh việm đường hô hấp cấp tính do nCoV 19 (COVID-19) trong các cơ sở khám chữa bệnh.
– Công văn 380/BYT-TT-KT ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
– Công văn 418/BXD-QLN Ngày 07/02/2020 của bộ xây dựng gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch do nCoV gây ra tại nhà chung cư.
– Công văn sô 490/BYT-MT ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế Khuyến cáo Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona (nCoV) tại nơi làm việc.
– Công văn số 831/BYT-MT ngày 21/02/2020 của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch.
– Công văn số 823/BYT-TT-KT ngày 24/02/2020 của Bộ Y tế về Khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối.
– Công văn số 829/BYT-MT ngày 21/02/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn kiểm dịch y tế biên giới phòng chống COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa.
– Công văn số 914/NYT-MT ngày 26/02/2020 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.
– Công văn số 868/BYT-DP ngày 24/02/2020 về hướng dẫn cách ly đối với người về từ Hàn Quốc.
– Công văn 953/CV-BCĐ ngày 28/02/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
– Công văn 991/BYT-DP ngày 29/02/2020 về tổ chức cách ly y tế người về từ vùng dịch COVID-19.
– Hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc của Tổ chức Y tế thế giới.