Công nghệ chế biến sâu cao lanh

1. Sơ đồ công nghệ

a) Tuyển lọc sơ bộ: Cao lanh nguyên khai được chuyển từ bãi vào phễu cấp liệu cao lanh từ phễu cấp liệu đưa vào bể đánh tơi. Trong bể khuấy đánh tơi cao lanh được bổ sung thêm nước nhằm đảm bảo tỉ lệ rắn lỏng 1/6. Sau khi ra khỏi bể khuấy đánh tơi, hồ được chảy sang vít xoắn. Tại đây, cát thô với cỡ hạt d > 6 mm sẽ được cánh xoắn của vít xoắn chuyển lên phía trên qua lỗ thoát của vít xoắn đổ vào vít xắn thứ 2 để cát tiếp tục được rửa sạch. Cao lanh và cát mịn £ 6 mm được tràn qua ngưỡng tràn của vít xoắn và chảy qua sàng tách rác vào bể điều chỉnh trước cyclone 350.

b) Tách lọc bằng cyclon: Hồ cao lanh từ bể điều chỉnh trước cyclone 350 đảm bảo tỷ lệ rắn lỏng 1/9, được hệ thống máy bơm bơm lên cyclone 350. Cát thải từ đáy của cyclone 350 được xả trực tiếp xuống vít xoắn số 2 để cát được rửa trước khi chuyển tới hệ thống sàng rung rửa cát. Hồ cao lanh mịn được dẫn tới bể điều chỉnh trước cyclone 150. Hồ cao lanh từ bể điều chỉnh trước cyclone 150 đảm bảo tỷ lệ rắn lỏng ≥ 1/9, được hệ thống máy bơm bơm lên cyclone 150. Cát thải từ đáy của cyclone 150 được xả trực tiếp xuống vít xoắn số 2 để cát được rửa trước khi chuyển tới hệ thống sàng rung rửa cát. Hồ cao lanh mịn được dẫn tới hệ thống máng bẫy từ.

c) Tuyển từ và ép lọc: Hồ cao lanh được phân phối vào hệ thống máng bẫy từ đặt các thanh nam châm (cường độ từ trường ≥ 10.000 gaus). Hồ sau khi ra khỏi hệ thống máng bẫy từ được cho qua hệ thống sàng rung với nhiệm vụ tách rác trước khi vào bể cô đặc. Cao lanh lắng xuống đáy của bể cô đặc được bơm sang bể ổn định trước khi thực hiện ép lọc. Nước trong được tự động chảy tràn qua hệ thống kênh dẫn nước trong bể cô đặc. Hồ cao lanh mịn trong bể ổn định được máy bơm piston đưa vào máy ép lọc khung bản để ép loại nước, được sản phẩm cao lanh có độ ẩm 26 ¸ 30%. Các tấm cao lanh sau khi ép được tháo dỡ và chuyển ra khu vực chứa cao lanh thành phẩm.

d) Phân cấp và thu hồi cát: Bã thải bao gồm cát thô của vít xắn, cát ở đuôi cyclone 350 và 150 được chuyển qua sàng rung rửa cát và cát sạch được chuyển ra bãi chứa cát để tiếp tục sấy khô bằng máy sấy thùng quay và sàng phân cấp.

e) Tẩy trắng cao lanh: Cao lanh được tẩy trắng bằng xử lý hóa chất. Khi xử lý hóa, hồ cao lanh được bơm trực tiếp từ bể cô đặc sang bể điều chỉnh (tại đây hồ được điều chỉnh về độ ẩm mong muốn), sau đó hồ được cho sang thiết bị gia nhiệt và tiến hành cho hóa chất phản ứng khi nhiệt độ của hồ đạt từ 70 – 80°C. Sau khi phản ứng hồ cao lanh được thêm nước để rửa cao lanh với tỉ lệ rắn : lỏng là 1:19. Sau đó, hồ được bơm vào bể cô đặc và được tiến hành ép lọc như trên.

Sơ đồ công nghệ chế biến sâu cao lanh

2. Xuất xứ công nghệ: Công nghệ chế biến sâu cao lanh do Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp phát triển.

3. Đặc điểm nổi bật của công nghệ

Công nghệ chế biến sâu cao lanh do Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp phát triển có các đặc điểm nổi bật như sau:

– Công đoạn tuyển lọc bằng phương pháp thủy lực sử dụng hệ thống cyclone thủy lực cho năng suất cao, tốn ít nhân công, mặt bằng bố trí thiết bị gọn.

– Công đoạn xử lý hóa có ưu điểm nổi bật là hiệu quả xử lý cao, dễ thao tác, an toàn với người thực hiện, thân thiện với môi trường, cao lanh giữ nguyên được tính chất ban đầu (độ dẻo). Đây là điểm đặc biệt của Công nghệ chế biến sâu cao lanh do Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp phát triển.

4. Khả năng chuyển giao công nghệ: Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp chuyển giao một phần hoặc toàn bộ công nghệ.

5. Bản quyền công nghệ: Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp giữ bản quyền công nghệ.

6. Liên hệ

– Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp.

– Số 132 đường Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

– Điện thoại: 0243 8584172

– Email: viensanhsuthuytinh@gmail.com.

ThS. Mai Văn Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *